- CƠ SỞ ĐỂ ĐẦU TƯ
– Motor cho Máy nén chạy trực tiếp từ lưới điện 3pha/380VAC, khởi động theo SAO – TAM GIÁC gây sụt áp lưới khi khởi động, dòng điện tăng, tiêu tốn một lượng điện đáng kể, về lâu dài cũng gây ảnh hưởng tuổi thọ của Motor.
– Nhu cầu vận hành máy của các Nhà máy thường nhỏ hơn công suất của máy. Dẫn tới hiệu suất khai thác máy không cao, chi phí vận hành lớn.
– Máy chạy ở chế độ CÓ TẢI và KHÔNG TẢI luân phiên thay đổi trong quá trình vận hành máy. Thời gian cho một chu kỳ máy chạy khoảng 60-80s. (Thời gian chạy không tải gần gấp hai lần thời gian chạy có tải). Motor chạy hết công suất trong suốt cả quá trình hoạt động của máy, như vậy có sự lãng phí lớn về điện.
- ĐỀ XUẤT HƯỚNG CẢI TẠO
– Dòng khởi động và dòng không tải giảm nhiều nên ít ảnh hưởng tới các thiết bị khác xung quanh, chất lượng mạng điện ổn định, tổn hao nhiệt trên dây dẫn giảm.
– Nếu vận hành máy chạy ở chế độ: CÓ TẢI và KHÔNG TẢI (Load – Unload): Biến tần sẽ tự động thay đổi tốc độ phù hợp, lúc KHÔNG TẢI tần số sẽ tự động giảm xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo hệ số phát nóng cho động cơ, lúc CÓ TẢI tùy vào lưu lượng khí sử dụng trong Nhà máy và cách vận hành của máy sẽ giảm tần số xuống một mức độ nào đó thay vì phải chạy hết công suất của Motor như hệ thống hiện hữu.
– Nếu vận hành máy ở chế độ PID: Dùng biến tần kết hợp với một Sensor áp suất khí gắn trên đường ống. Điều này sẽ giúp hệ thống luôn chạy ổn định và áp lực trên đường ống luôn duy trì ở mức độ mong muốn.
– Ngoài những lợi ích trên, nếu Máy Nén Khí hoạt động 12h/312 ngày/ 1năm thì hiệu quả từ việc tiết kiệm năng lượng ước tính trên 20%, cho phép hoàn vốn đầu tư trong thời gian 14-18 tháng.